• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tập huấn ngoài mô hình năm 2022: Dự án "xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hương, lợn táp ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào các dân tộc miền núi"
Lượt xem: 543

Nhằm giúp bà con nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nuôi lợn tại tỉnh Cao Bằng, nhất là chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná bảo tồn, lưu giữ nguồn gien của giống lợn địa phương, tái sản xuất đàn lợn sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và nhân rộng mô hình Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt giống lợn Hương, lợn Táp Ná ra diện rộng hơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Dự án khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná sinh sản để nâng cao sinh kế cho đồng bào các dân tộc miền núi" giai đoạn 2020-2022, từ ngày 06 tháng 10 năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Cao Bằng đã tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học. 

Ảnh: Bà Tô Thị Hải Châu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Giống NLN Phát biểu khai mạc khóa tập huấn

Tham gia tập huấn có 60 học viên tham dự (30 người/lớp), là những nông dân sản xuất chăn nuôi lợn ở những vùng lân cận nơi triển khai thực hiện mô hình. Giảng viên và trợ giảng đến từ khoa Chăn nuôi thú y, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên là Tiến sỹ chuyên ngành chăn nuôi thú y. Với phương pháp tập huấn trình bày lý thuyết trên lớp kết hợp với thực hành, tham quan thực tế và tổng kết rút kinh nghiệm, đã giúp cho các học viên tiếp thu và nắm vững các nội dung mà giảng viên đã truyền đạt.

Ảnh: Giảng viên giảng dạy tại hội trường

Tại lớp tập huấn, học viên được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học, Chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt; cách nuôi dưỡng lợn thịt; cách nhận biết, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn thịt. Ngoài ra, còn được hướng dẫn cách ghi chép sổ sách và hoạch toán kinh tế.

Ảnh: Giảng viên hướng dẫn thực hành phun thuốc khử trùng

Ảnh: Học viên thực hành pha hóa chất cho hố khử trùng

Phần thực hành hiện trường, nông dân còn được hướng dẫn cách tính thuốc khử trùng và cách phun khử trùng chuồng trại, chuẩn bị đệm lót sinh học cho chăn nuôi lợn, phối trộn thức ăn chăn nuôi, bảo quản vắc xin, pha vắc xin, tiêm phòng... cho lợn.

Ảnh: Học viên trao đổi, thảo luận thực hành tại  nhà văn hóa (nơi thực hành)

Lớp tập huấn cũng dành nhiều thời gian để thảo luận trao đổi, giải đáp những thắc mắc của học viên, nhằm giúp học viên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tế sản xuất chăn nuôi lợn của bà con nông dân từ các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch An và thành phố Cao Bằng. Phần thảo luận sôi nổi gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, bà con nông dân được tư vấn về những vấn đề cụ thể của gia đình, từ đó, có thể giải quyết những khó khăn, khắc phục những tồn tại về kỹ thuật tiêm phòng bệnh, phòng và chữa một số bệnh cho lợn, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học nhằm phòng các bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn tại hộ gia đình như: dịch tả cổ điển, dịch tả lợn Châu Phi, tụ huyết trùng, phó thương hàn, phù đầu ở lợn con và các bệnh khác...

Thông qua lớp tập huấn, các học viên nắm được những quy trình kỹ thuật mới chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná sinh sản an toàn sinh học kết hợp với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân áp dụng vào trong quá trình sản xuất chăn nuôi lợn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết thúc khóa tập huấn, hầu hết các học viên tham gia chương trình đều rất phấn khởi tự tin vào khả năng của bản thân và tin tưởng vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi được tiếp nhận. 100% học viên cho rằng sẽ áp dụng áp dụng vào sản xuất chăn nuôi tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao sinh kế cải thiện cuộc sống từ chăn nuôi lợn.

Hải Châu - Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready