Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
CHI CỤC KIỂM LÂM

         I. THÔNG TIN ĐƠN VỊ

     Địa chỉ: Tổ 2. Phường Sông Hiến.TP. Cao Bằng

     Điện thoại: 02063.854.292.     fax: 02063.858.619

     Email: chicuckiemlam@caobang.gov.vn

II. LÃNH ĐẠO CHI CỤC

 TT Họ và tên Chức vụ Điện thoại Email
 1  Hoàng Thị Duyên  Chi cục trưởng 0948181709  
 2  Hoàng Phượng Vỹ  Phó Chi cục trưởng 0862260676  
 3 Hoàng Thế Tùng
 Phó Chi cục trưởng 0912986586  

  III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

          Theo Quyết định số 1949/QĐ-UBND ngày  31 tháng 10  năm 2019 của UBND Tỉnh Cao Bằng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

         Điều 1. Vị trí và chức năng

         1. Chi cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

         2. Chi cục Kiểm lâm chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

         3. Chi cục Kiểm lâm có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

         Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

         1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

         a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

         b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

         c) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

         d) Hướng dẫn trình tự, thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; Hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống.

         đ) Xây dựng kế  hoạch thu và chi tiền dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi địa bàn tỉnh.

         2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

         a) Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

         b) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;

         c) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng;

         d) Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng.

         đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng;

         e) Tham mưu thực hiện trồng cây phân tán; trồng rừng thay thế trên phạm vi địa bàn tỉnh;

         g) Hướng dẫn quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn giống cây lâm nghiệp được công nhận; Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống cây trồng lâm nghiệp;

         h) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng và bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

         i) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản; xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản;

         k) Hướng dẫn, kiểm tra việc kinh doanh, chế biến lâm sản, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.

         3. Thực hiện nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

         a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

         b) Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các  biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành về pháp luật lâm nghiệp; bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học rừng theo quy định của pháp luật;

         c) Theo dõi, dự báo, cảnh báo ngay cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp với chủ rừng và chính quyền các cấp chữa cháy rừng; trong trường hợp cần thiết tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng;

         d) Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháyvà chữa cháy rừng; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

         đ) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

         e) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;

         g) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

         h) Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật;

         i) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

         4. Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

         5. Thực hiện thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp.

         6.Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

         7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy Ban nhân dân tỉnh giao.

ipv6 ready