• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Dế mèn phát sinh gây hại trên cây ngô và Biện pháp phòng trừ
Lượt xem: 4935

         Hiện nay, do thời tiết mưa nắng thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát sinh, phát triển gây hại trên cây trồng; đặc biệt xuất hiện đối tượng dịch hại dế mèn gây hại trên cây ngô rẫy trồng muộn giai đoạn 2 - 3 lá, với tỷ lệ hại trung bình 5-10% cây, nơi cao 15-20% cây, cá biệt trên 70% cây, diện tích nhiễm khoảng 14 ha tại huyện Trùng Khánh.

         Dự báo trong thời gian tới, trứng dế mèn sẽ còn tiếp tục nở thành con non, dế non lột xác phát triển thành dế trưởng thành và tiếp tục gây hại mạnh trên cây ngô non tại các đám ngô trồng mới, nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng cây ngô.

         1. Nhận biết

         Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một loại côn trùng có họ hàng với châu chấu, thân dẹt và có râu dài; dế mèn sống theo bầy đàn trong những môi trường đơn giản, dễ thích nghi với điều kiện tự nhiên như hang sâu ẩm ướt hay đám cỏ khô…

Một con dế mèn trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 2,5cm và bề ngang cơ thể khoảng 0,8cm tạo nên cơ thể hình trụ, đầu tròn, thường có 3 màu chính đặc trưng là: đen huyền, nâu đỏ và vàng nghệ. Dế mèn có 6 chân với 2 chân sau lớn giúp dế nhảy cao và xa, có cặp râu dài gần như gấp đôi chiều ngang cơ thể để định vị đường đi và tìm kiếm thức ăn.

anh tin bai

Ảnh: Một con dế mèn giai đoạn đang trưởng thành

         2. Cách sinh sống: Dế mèn đẻ rất nhiều trứng trong đất, con non thường nở vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè của năm tiếp theo.

         Vòng đời của dế tương đối ngắn, khoảng 60-70 ngày: Trứng → Dế non → Lột xác 8 lần thành dế trưởng thành → Giai đoạn sinh sản → Trứng.

         Dế mèn là loài côn trùng tạp ăn, có thể ăn tất cả các loại cỏ, bao gồm cả cỏ tươi và cỏ khô, chồi non, lá khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, dưa chuột, rễ cây… ngoài ra, có thể ăn các loại côn trùng hay các loại dế khác nhỏ hơn.

anh tin bai

Ảnh: Thân cây ngô bị dế mèn gây hại

         3. Đặc điểm gây hại: Dế mèn gây hại vào ban đêm, dế non ăn lá ngô non hoặc gặm xung quanh thân ngô cây, một số con tuổi trưởng thành cắn đứt ngang thân ngô non kéo xuống đất.

         Dự báo trong thời gian tới trứng dế mèn sẽ còn tiếp tục nở thành con non, dế non lột xác phát triển thành dế trưởng thành và tiếp tục gây hại mạnh trên cây ngô non tại các đám ngô trồng mới, nếu không được phòng trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng cây ngô.

anh tin bai

Ảnh: Cán bộ kỹ thuật kiểm tra ruộng ngô và hướng dẫn người dân cách phòng trừ dế mèn tại huyện Trùng Khánh.

         4. Biện pháp phòng trừ

         - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tiếp tục theo dõi những khu vực đang bị dế mèn gây hại, hướng dẫn bà con nông dân phun trừ kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.

         - Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

         - Sử dụng các loại thuốc:

         + Thuốc Dạng bột như: Gà nòi 4GR, BB-Tigi 5GR, Sát trùng đan 5GR trộn với đất, phân bón để vãi, rắc xung quanh gốc cây ngô;

         + Các loại thuốc để phun: Anvado 100WP, Visumit 50EC, Wamtox 100EC... phun vào chiều tối.

         Chú ý: Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc trước khi sử dụng thuốc BVTV hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Nguyễn Thị Thanh Lam - Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready