• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TIÊU CHÍ AN NINH, TRẬT TỰ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
Lượt xem: 664

         Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện với mục tiêu cụ thể đến năm 2025, có ít nhất 98% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 về  Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 về Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao; 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 60% huyện đạt chỉ tiêu 9.4 về hệ thống chính trị - an ninh, trật tự - hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới.

         Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

        1. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới: Tập trung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới đến các cấp chính quyền và mọi tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiệu, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương, hướng tới những nội dung sinh động, hấp dẫn, cập nhật được kịp thời những gương người tốt việc tốt, những mô hình hoạt động thường xuyên hiệu quả, điển hình tiên tiến, tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn, tăng cường tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới cũng như những kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn của Lực lượng công an nhân dân…

         2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn: Nâng cao hiệu quả thực hiện nội dung chỉ tiêu xã không có khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài trái pháp luật thông qua các giải pháp như: Tập trung làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu phức tạp, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, những vấn đề xã hội đang quan tâm để xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối, chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân. Lực lượng công an chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm, tính chất từng vụ việc; làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín, thực hiện tiếp xúc, đối thoại với người dân, không để phát sinh hình thành “điểm nóng” gây bức xúc dư luận ngay từ cơ sở. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn.

         3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn: Chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa bàn nông thôn theo đúng phân công, phân cấp. Kịp thời phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khác phục; tổ chức các biện pháp phòng ngừa xã hội ở địa bàn nông thôn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên các lĩnh vực, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đăng ký, quản lý cư trú; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn…

         4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa bàn nông thôn: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là Kết luận số 44-KL/TW, ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; đầu tư trang bị, đào tạo các lực lượng này đủ khả năng làm nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về đảm bảo an ninh trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới theo hướng “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải” ngay từ cơ sở.

         5. Tăng cường củng cố mối quan hệ phối hợp bảo đảm an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn: Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Công an xã với Dân quân tự vệ, Kiểm lâm trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an cơ sở trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm về tệ nạn xã hội; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và gắn với thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nông Văn Thọ - Chi cục Phát triển nông thôn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready