• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc
Lượt xem: 696

         Sáng ngày 14 tháng 4 năm 2023, tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

         Dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Thế Phước, - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái; Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình. Cùng dự Hội nghị có đại biểu các bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban dân tộc; các trường đại học trên địa bàn có đào tạo chuyên ngành nông, lâm ngư nghiệp và đại biểu các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới. 

anh tin bai

Ảnh: Toàn cảnh hội nghị

         Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Trong số các giải pháp về cơ chế, chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những giải pháp đột phá chiến lược. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng.

         Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được các bộ, ngành, địa phương trong vùng quan tâm triển khai thực hiện, đã xây dựng được nhân lực cho Ngành, từng bước đáp ứng được nhu cầu về số lượng nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả vùng đã tăng gần gấp đôi, từ 13,9% năm 2011 lên 25,9% năm 2021. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp lao động nông thôn cho Vùng trong giai đoạn này là 578.951 người (chiếm 30,65% cả nước), riêng đào tạo cho người dân tộc thiểu số là 398.765 người. Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của vùng là 248.985 người (chiếm 30% số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo của cả nước). Lao động qua đào tạo đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.

         Tuy nhiên, bên cạnh đó tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và không có bằng/chứng chỉ chuyên môn còn rất cao; chất lượng lao động thấp, phần lớn lao động nông lâm nghiệp và thủy sản trong vùng Trung du miền núi phía Bắc là các lao động phổ thông, giản đơn, lao động làm việc theo kinh nghiệm nên khó khăn trong việc triển khai các định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao và phát triển bền vững cũng như chuyển đổi sang các nghề khác mang lại thu nhập cao hơn; đa số người học nghề nông nghiệp chủ yếu vẫn làm nghề cũ sau khi được đào tạo. Chưa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung lớn…

         Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp - phát triển nông thôn; công tác phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và địa phương; đưa học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp sang làm việc tại các nước đang phát triển để nâng cao năng lực.

         Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để khai thác các lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp của các vùng, miền trên cả nước, bao gồm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong số các giải pháp về cơ chế, chính sách, Bộ đã xác định đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những giải pháp đột phá chiến lược.

         Thứ trưởng đề nghị các trường đại học, cơ sở giáo dục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trao đổi với các địa phương để phối hợp trong công tác đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các địa phương phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương hoàn chỉnh chương trình giáo dục và chương trình đào tạo nghề, quan tâm đến chương trình đào tạo khuyến nông.

Nông Văn Thọ - Chi cục Phát triển nông thôn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready