• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LÚA VỤ XUÂN
Lượt xem: 188

         Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, diện tích gieo cấy lúa xuân đạt 3.086ha/3.810ha, bằng 81%KH. Nông dân vẫn đang tiếp tục gieo cấy. Để cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh nhiều, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi khuyến cáo nông dân thực hiện tốt một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa xuân như sau:

         1. Khẩn trương gieo cấy để đảm bảo khung thời vụ, đồng thời, tiến hành cấy dặm cho những gốc lúa đã gieo cấy trước bị thiệt hại (do ốc vàng gây hại hoặc không mọc đều); rà soát, kiểm tra, điều tiết lượng mạ gieo bổ sung giữa các hộ dân, để đảm bảo cấy hết diện tích trong thời gian sớm nhất.

         2. Về điều tiết nước: Thường xuyên duy trì mực nước nông trong ruộng đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, tuyệt đối không để ruộng khô hạn hoặc bị ngập úng cục bộ. Chú ý cần có biện pháp ngăn không cho ốc bươu vàng theo nguồn nước tưới vào ruộng.

         3. Phân bón:

         - Bón phân lần 1 sau khi gieo cấy 15 - 20 ngày (giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ.

         - Bón thúc lần 2 sau lần 1 là 20 - 25 ngày (giai đoạn đứng cái - làm đòng).

         - Lượng phân bón: Theo hướng dẫn trên bao bì và nhu cầu sinh lý của cây trồng; sủ dụng các loại phân đơn hoặc có thể sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc để tăng khả năng ra rễ, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đạt dảnh hữu hiệu cao. Với phương châm “nặng đầu, nhẹ cuối”; tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học và các loại phân ủ từ phế phụ phẩm nông nghiệp để giảm lượng phân bón hóa học, giảm chi phí sản xuất. Khi bón, cần tuân thủ theo nguyên tắc “5 đúng và một cân đối”.

         4. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Đối với lúa đang giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh, cần tập trung phòng trừ một số đối tượng dịch hại như: Ốc bươu vàng nếu mật độ ít thì bắt, thu gom thủ công, trường hợp mật độ ốc cao, nhiều ốc nhỏ sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ bằng các loại thuốc: Pazol 700 WP, Superdan 6 GR, Sitti-nin15SL... để phun. 

anh tin bai

Ảnh:  Người Nông dân đang bón thúc lần 1 tại huyện Hoà An

         Chú ý: Rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu cuốn lá… phát sinh gây hại; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” để giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nguyễn Thị Thanh Lam - Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi
Thông tin mới nhất
ipv6 ready