• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chiến lược kiểm soát bệnh Dại tại Việt Nam trong giai đoạn 2026 – 2030
Lượt xem: 1251
Chương trình quốc gia khống chế, tiến tới loại trừ bệnh Dại, giai đoạn 2017 – 2021 đã kết thúc vào cuối tháng 12 năm 2021 và đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tình hình bệnh dại trên động vật có 41 tỉnh, thành phố báo cáo phát hiện và xử lý tổng cộng 15.082 con chó, trung bình mỗi năm xử lý 3.016 con chó (dao động từ 1.294 con năm 2021 đến 3.979 con năm 2019) dịch bệnh xảy ra rải rác tại các địa phương, không theo mùa vụ, chỉ là các ổ dịch đơn lẻ, không lây ra diện rộng. Đối với bệnh Dại trên người, trong giai đoạn này cả nước ghi nhận 378 người tử vong vì bệnh dại tại 52/63 tỉnh, thành phố, tung bình mỗi năm có 76 người tử vong vì bệnh Dại, giảm 15 % so với giai đoạn 2012-2016. Kết quả trên cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý đàn chó nuôi, theo dõi, giám sát, phát hiện và động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại của các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn tại các địa phương.

    Để duy trì những kết quả đã đạt được trong việc kiểm soát bệnh Dại trên người và động vật và hướng đến không có ca bệnh Dại trên người tại Việt Nam, ngày 21/12/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2151/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030”  và quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh này.

    Trong giai đoạn 2022-2030, Việt Nam sẽ hướng đến mục tiêu kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030. Cụ thể, tỷ lệ tiêm phòng Dại cần đạt ít nhất 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và 80% trong giai đoạn 2026 – 2030. Trên 90% số người bị động vật cắn được điều trị dự phòng bệnh Dại sau phơi nhiễm.

    Để đạt được những mục tiêu này, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

·        Quản lý đàn chó, mèo.

·        Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo.

·        Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người.

·        Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại.

·        Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại.

·        Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và y tế.

·        Giám sát bệnh Dại trên động vật, trên người để kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý các trường hợp mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại theo quy định.

·        Tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh Dại ở động vật và ở người./.

Đoàn Thị Thắm - Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi
Thông tin mới nhất
ipv6 ready