• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Các giải pháp thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2024
Lượt xem: 165

         Ngày 06/3/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2024 với mục tiêu cụ thể là xét công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống 01 làng nghề; xét công nhận danh hiệu Làng nghề 03 làng nghề; trên 70% làng nghề hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực; 02 làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo chương trình mỗi xã một sản phẩm; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề, các cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt 5%/năm.

         Để thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

         - Rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung, hình thức, định mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12/4/2018 của Chính phủ để triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ về: Mặt bằng sản xuất, Đào tạo nhân lực, Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, Hỗ trợ phát triển làng nghề và các chính sách liên quan.

         - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ theo quy định.

         - Tổ chức truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề và phổ biến chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại làng nghề nâng cao trình độ kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; hỗ trợ, đào tạo người sử dụng lao động tại làng nghề nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số, kiến thức kinh doanh.

         - Đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trong lĩnh vực phát triển ngành nghề, làng nghề; quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề.

         - Phát triển vùng nguyên liệu đặc sản của địa phương gắn với chế biến theo tiêu chuẩn OCOP và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị để cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm.

         - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát; trao đổi kinh nghiệm mô hình phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch làng nghề tại một số tỉnh thành trong nước, trao đổi kinh nghiệm và kết nối vùng nguyên liệu cho các làng nghề.

Nông Văn Thọ - Chi cục Phát triển nông thôn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready