• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Các giải pháp thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh năm 2024
Lượt xem: 169

         Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh năm 2024 với mục tiêu phấn đấu là toàn tỉnh có thêm từ 30 sản phẩm đăng ký mới được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên; hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ 01 sản phẩm có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao; hỗ trợ xây dựng 04 điểm mua sắm gắn với hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương; duy trì, củng cố 100% các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; phấn đấu có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 100% các chủ thể tham gia Chương trình OCOP năm 2024; tổ chức 01 Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng.

         Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

         - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình; phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội với thực hiện chương trình theo từng nội dung cụ thể; tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân, các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện.

         - Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hoá địa phương…); chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm OCOP.

         - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024, chú trọng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm và các điều kiện cần thiết để tham gia Chương trình, xây dựng vùng nguyên liệu, kỹ năng về thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể về việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu về chất lượng, giá trị và thương hiệu của sản phẩm OCOP.

         - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động tổ chức lồng ghép các gian hàng OCOP trong các chương trình, sự kiện của tỉnh; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành phố và quốc tế; hỗ trợ các chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử như: Postmart.vn, shopee.vn, mạng internet, các ứng dụng bán hàng trực tuyến...

         - Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 trên địa bàn các huyện, thành phố; kiểm tra các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, thu hồi Giấy chứng nhận đối với các sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Nông Văn Thọ - Chi cục Phát triển nông thôn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready