• Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
HỘI THẢO GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP
Lượt xem: 263

         Trong 2 ngày 28-29/5/2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp” nhằm sớm đưa vào áp dụng trong sản xuất thông qua công tác khuyến nông trong lâm nghiệp.

anh tin bai

Ảnh: Ban chủ trì và tổ chuyên gia

         Tới dự hội thảo có Ông Hoàng Văn Thắng - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Lãnh đạo, chuyên viên Cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng và Quảng Ninh, Chi cục kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông và một số nông dân tiêu biểu các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang.

anh tin bai

Ảnh: Đại biểu tham dự hội thảo

         Trong những năm vừa qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn miền núi. Theo thống kê số liệu đến tháng 12/2022, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14.790.075ha, đạt tỷ lệ che phủ của rừng là 42,02%. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành lâm nghiệp đạt bình quân trên 5%/năm. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021 - 2023 bình quân đạt 20 triệu m3/năm; giai đoạn 2021 - 2023 cả nước thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 6.856 tỷ đồng. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ hai châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Đạt được các kết quả trên là nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển lâm nghiệp, trong đó, đòn bẩy phát triển lâm nghiệp là phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, trồng rừng. Giai đoạn 2021 - 2023, Cục Lâm nghiệp thẩm định và công nhận theo thẩm quyền 24 tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó, có 16 tiến bộ kỹ thuật về giống; 02 tiến bộ kỹ thuật về nuôi dưỡng rừng; 06 tiến bộ kỹ thuật về chế biến và công nghiệp rừng.

         Tại hội thảo, các đại biểu tham luận với các nội dung: Báo cáo tổng hợp về tiến bộ kỹ thuật và giống nông lâm nghiệp được công nhận giai đoạn 2021 - 2023; công tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật và giống nông lâm nghiệp được công nhận tại các dự án Khuyến nông trung ương ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 - 2023; công tác bảo vệ rừng và phát triến sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Cao Bằng; giới thiệu một số giống và tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp phù hợp với phát triển lâm nghiệp khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận về lâm sinh, về giống, về cơ giới hóa, chế biến và bảo quản gỗ, lâm sản; về cây lâm sản ngoài gỗ phù hợp với phát triển sản xuất lâm nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc; kết quả thực hiện các dự án khuyến nông Trung ương của Viện Nghiên cứu lâm sinh giai đoạn 2014 - 2024.

         Các chuyên gia tham dự hội thảo đã cùng các hộ nông dân thảo luận, giải đáp câu hỏi để từ đó giải quyết các thắc mắc, phân tích thực trạng, khó khăn đối với lĩnh vực lâm nghiệp.

         Trong chương trình hội thảo, các đại biểu đã đi thăm quan mô hình trồng cây Dẻ của Hợp tác xã Bích Loan chuyên cung ứng và sản xuất giống cây trồng tại xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh. Hiện tại, vườn giống với quy mô trên 01ha, hàng năm, sản xuất ra trên 10 vạn giống cây trồng các loại, đặc biệt giống cây Dẻ ghép chiếm trên 70%. 

anh tin bai

Ảnh: Đoàn thăm quan mô hình dẻ

         Tại mô hình, đoàn tham quan đã được chị Hoàng Bích Loan - Giám đốc HTX chia sẻ: “Trong những năm vừa qua, tôi may mắn được gặp gỡ, hợp tác và làm việc cùng với các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp để thực hiện đề tài nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn gen cây Hạt dẻ Trùng Khánh và đã được chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất giống cây Dẻ. Bằng phương pháp nhân giống vô tính được tuyển chọn từ 31 cây trội có phẩm chất và sinh trưởng tốt nhất trên địa bàn huyện, HTX đã xây dựng được 01ha vườn giống. Với phương pháp này, sẽ tạo ra những cây giống Dẻ cho thu hoạch quả sớm hơn, sản lượng và chất lượng tốt hơn, đảm bảo tỉ lệ cây ra quả cao hơn''. Các đại biểu và hộ nông dân đã cùng nhau thảo luận để đưa ra những giải pháp giúp người nông dân tiếp cận, áp dụng liên kết tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

         Đại diện các sở, ban, ngành của các địa phương tham dự đều đánh giá cao những kết quả nghiên cứu về tiến bộ kỹ thuật đã được trình bày tại Hội thảo. Đồng thời, chia sẻ một số khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp tại địa phương. Đại diện các địa phương cũng bày tỏ mong muốn các vụ, viện tiếp tục tập trung nghiên cứu và có những hỗ trợ cụ thể cho các địa phương để giải quyết được những khó khăn này và nâng cao giá trị cho các sản phẩm lâm nghiệp của địa phương. 

Đỗ Anh Hoàng - Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
ipv6 ready